Độ nhớt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho trở lực do ma sát sinh ra giữa các phân tử khi chúng có sự chuyển động trượt lên nhau.
Độ nhớt thể hiện độ “chảy tự do” như nước hoặc độ “sệt” của chất lỏng như mật ong
Đơn vị độ nhớt
Pa • s (pascal-giây) = 0,001
mPa • s (milipascal-giây) = 1
cP (centipoise) = 1
Độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ-
Khi nhiệt độ của một chất tăng, độ nhớt giảm.
Ví dụ, khi mật ong được làm nóng lên, nó trở nên ít “sệt” hơn.

Độ nhớt động học
Độ nhớt thể hiện mức độ di chuyển của một vật thể trong chất lỏng.
Độ nhớt như phanh đặt trên dòng chảy, nhưng hiệu quả của phanh phụ thuộc vào tỷ trọng của chất lỏng.

Độ nhớt động học được tính bằng cách chia độ nhớt của một chất cho khối lượng riêng của nó.
Đơn vị đo độ nhớt động học là m2 / s.
Ví dụ độ nhớt của mộ số chất lỏng

Tầm Quan Trọng của Việc Đo Độ Nhớt.
Dựa vào độ nhớt mà chúng ta biết được:
- Nồng độ chất hoà tan, nồng độ chất khuếch tán.
- Độ thuần khiết của dung dịch Newton và không Newton.
- Phục vụ cho việc tính toán truyền nhiệt, chuyển khối, vận chuyển bằng vít tài và các thiết bị gia công khác…
- Đánh giá chất lượng của bán thành phẩm và thành phẩm qua sự thay đổi độ nhớt trong quá trình công nghệ, ví dụ đo độ nhớt của keo, sơn, bột giấy, mỹ phẩm… để thiết kế mấy khuấy, máy đồng hóa, bao bì, đóng gói… phù hợp nhất
- Dựa vào thông số độ nhớt mà ta biết loại dầu, nhớt có tốt cho máy móc, xe cộ không
- Nhiều nhà sản xuất hiện nay coi độ nhớt (viscometers) như một phần quan trọng của chương trình nghiên cứu, phát triển, và kiểm soát quá trình của họ. Các phép đo độ nhớt thường là cách nhanh nhất, chính xác nhất và đáng tin cậy nhất để phân tích một số yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu suất sản phẩm.